Applying the G20 Training Strategy in Viet Nam (Phase 2)

Cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án (NPSC) lần thứ 4 trong khuôn khổ Dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” (Pha 2) cấu phần Việt Nam

Ngày 25 tháng 07, 2019, Hà Nội, Việt Nam – Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án lần thứ 4 trong khuôn khổ Dự án ILO “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” (Pha 2).

Bài viết | Hanoi, Viet Nam | Ngày 25 tháng 7 năm 2019
Cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án G20TS, Việt Nam, ngày 25 tháng 07 năm 2019
Ngày 25 tháng 07, 2019, Hà Nội, Việt Nam – Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án lần thứ 4 trong khuôn khổ Dự án ILO “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” (Pha 2). Ông Trương Anh Dzung, Phó Tổng cục trưởng, DVET chủ trì cuộc họp. Cuộc họp co sự tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án và các cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau thuộc TCGDNN. Ngoài ra, đại diện khác thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (MoCST), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) cũng tham dự cuộc họp.

Tại cuộc họp, đại diện DVET đã thay mặt Ban Chỉ đạo trình bày các hoạt động đã và đang diễn ra trong khuôn khổ dự án, cũng như các kết quả hoạt động thu được đến thời điểm hiện tại. Trong số những hoạt động đã thực hiện nêu trong bài trình bày của DVET có thể kể đến:

  • Hoàn thiện Báo cáo STED cho ngành chăn nuôi lợn, tập trung vào đối tượng là các chủ trang trại lợn;
  • Thực hiện tham vấn về Hội đồng Kỹ năng Ngành (SSC) – thí điểm với ngành Nông nghiệp;
  • Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng nghề, thí điểm với nghề Phục vụ Buồng và Lễ tân trong ngành Du lịch;
  • Hỗ trợ kỹ thuật sửa đổi Bộ Luật Lao động.
Ông Cezar Dragutan, Cố vấn trưởng của Dự án, đánh giá cao các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Dự án và thay mặt ILO chúc mừng thành viên Ban Chỉ đạo với sự cam kết phối hợp lẫn nhau dựa trên cơ sở ba bên trong phát triển kỹ năng.

Hơn nữa, bên canh những thảo luận về các hoạt động đã diễn ra, những kế hoạch cho các hoạt động sắp tới cũng đã được xem xét trong cuộc họp. Nhận xét và góp ý từ các đối tác ba bên khác nhau đã được ghi nhận và sẽ được sử dụng để cân nhắc cải thiện các hoạt động của Dự án trong thời giai tới. Một số gợi ý đưa ra liên quan đến: việc thành lập Hội đồng Kỹ năng ngành (SSC) cho ngành Nông nghiệp với phạm vi công việc, chức năng nhiệm vụ rõ ràng,…; việc tiếp tục hỗ trợ sửa đổi Chương 4 Bộ luật Lao động; việc phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng cho trình độ sơ cấp ngành Nông nghiệp; và việc giải quyết các ưu tiên khác của quốc gia liên quan đến các vấn đề phát triển kỹ năng.

Tổng kết cuộc họp, Ông Trương Anh Dũng hoan nghênh các kết quả đạt được của Dự án đến nay, cũng như cách tiếp cận của Dự án từ cấp độ chinh sách, đến cấp độ ngành và thể chế. Ông cho rằng những hoạt động cụ thể này của Dự án sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến quản trị Giáo dục dạy nghề tại Việt Nam. Ông cũng xin ghi nhận tất cả các ý kiến và đề xuất nêu ra trong cuộc hợp và đề xuất các cán bộ đầu mối tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp dựa trên cơ sở thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển Kỹ năng của Việt Nam một cách hiệu quả.