Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên Bang Nga (Giai đoạn 2)

Thông tin mới

  1. Lễ ra mắt chính thức Bộ tài liệu hướng nghiệp và Ứng dụng hướng nghiệp trên điện thoại di động với tên gọi là “ILO-Huong nghiep” sẽ giúp cho việc tiếp cận bộ tài liệu hướng nghiệp của các bạn trẻ được thúc đẩy nhằm đưa ra được những quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

    Để thu hẹp khoảng cách giữa phương pháp đào tạo truyền thống và sự thay đổi nhanh chống của công nghệ trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, ứng dụng hướng nghiệp trên điện thoại di động đã được hình thành dựa trên Bộ tài liệu hướng nghiệp của ILO giành cho học sinh từ 14-19 tuổi.

  2. Bản chạy thử ứng dụng Hướng nghiệp được giới thiệu tại Việt Nam

    Bản chạy thử của ứng dụng Hướng nghiệp được thực hiện trong khuôn khổ Dự án G20 – hợp phần Việt Nam, đã được giới thiệu đến các bên liên quan trong một buổi làm việc của dự án.

  3. Viet Nam ra mắt Hội đồng kỹ năng ngành Nông Nghiệp

    Hội đồng kỹ năng nghề ngành Nông nghiệp đã được thành lập với quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội (LĐ-TB-XH) Lễ ra mắt đã được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn Nâng tầm kỹ năng Việt Nam.

  4. Việt Nam chuẩn bị cho việc ra mắt Hội đồng kỹ năng ngành Nông nghiệp

    Hội thảo tham vấn thảo luận về chức năng của Hội đồng kỹ năng ngành thí điểm trong ngành Nông nghiệp đã được Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (DVET) tổ chức ở Hà Nội với sự tham gia của các đối tác khác nhau trong ngành Nông nghiệp bao gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (MARD), đại diện của Trung tâm khuyến nông quốc gia (NEC), và các đối tác khác. Hội thảo cũng có sự tham gia của các cơ quan đại diện cho giới chủ và đại diện cho người lao động: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) cũng như đại diện các hiệp hội doanh nghiệp khác.

  5. Dự thảo Bộ công cụ đánh giá kỹ năng nghề Lễ tân và Phục vụ Buồng tiếp tục ghi nhận phản hồi tích cực từ phía Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Du lịch Khách sạn

    Các hội thảo cũng đưa lại một cơ hội mới cho DVET để giới thiệu phương pháp đào tạo và đánh giá dựa trên năng lực đến các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo hàng đầu trong nước.

  6. Cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án (NPSC) lần thứ 4 trong khuôn khổ Dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” (Pha 2) cấu phần Việt Nam

    Ngày 25 tháng 07, 2019, Hà Nội, Việt Nam – Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án lần thứ 4 trong khuôn khổ Dự án ILO “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” (Pha 2).

  7. G20TS Viet Nam

    Thử nghiệm Bộ Công cụ đánh giá cho nghề Lễ tân và Phục vụ Buồng tại Việt Nam

    ILO phối hợp cùng cùng với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (DVET) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (MoCST) và các bên liên quan khác đến từ các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong ngành Du lịch - Khách sạn (T&H) xây dựng các bộ công cụ đánh giá cho nghề Lễ tân và Phục vụ Buồng bậc 02 và 03 tại Việt Nam theo hai bộ Tiêu chuẩn đầu tiên của Việt Nam về Kỹ năng Nghề Quốc gia (NOSS).

  8. G20TS Viet Nam

    Thảo luận về các Chiến lược Quản trị Kỹ năng ngành tại Việt Nam

    Chiến lược Đào tạo G20 nhằm hướng đến cải thiện mối tương quan giữa quá trình giáo dục và đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động nhằm xây dựng năng lực cho các bên liên quan trong Giáo dục và Đào tạo nghề (TVET) thông qua hỗ trợ xây dựng và cải thiện các hệ thống quản trị kỹ năng cấp quốc gia và cấp ngành.

  9. G20TS Viet Nam

    Trang bị cho nông dân những kỹ năng cần thiết cũng chính là việc nuôi sống thế giới

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Việt Nam cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (TCGDNN), trong khuôn khổ dự án do Liên bang Nga tài trợ “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” đã tổ chức hội thảo tham vấn và họp kỹ thuật nhằm báo cáo các kết quả ban đầu của báo cáo điều tra áp dụng phương pháp STED “Kỹ năng nghềphục vụ Đa dạng hóa Thương mại và Kinh tế” cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.

  10. G20TS Viet Nam

    Hợp tác Công – Tư (PPP): Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong Xây dựng và Cải thiện Chương trình Giáo dục Nghề nghiệp ở Việt Nam

    Trong khuôn khổ Dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” do Liên Bang Nga tài trợ, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (TCGDNN) đã tổ chức một hội thảo tại Hà Nội đề bàn về vai trò hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và Doanh nghiệp trong việc phát triển các chương trình Đào tạo dựa trên năng lực (CBT) nhằm cải thiện khả năng tìm việc của người lao động và tăng tính cạnh tranh của khu vực tư nhân.

  11. G20TS Jordan

    Các đối tác Xã hội thảo luận về các Chiến lược Quản trị Kỹ năng ngành tại Jordan

    Chiến lược Đào tạo G20 nhằm củng cố mối liên quan giữa kết quả giáo dục và đào tạo với nhu cầu thị trường lao động và xây dựng năng lực cho những đối tác làm việc trong lĩnh vực TVET để xây dựng các hệ thống phát triển kỹ năng cấp ngành và quốc gia.

  12. G20TS Sub-regional

    Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Liên bang Nga cải thiện năng lực xây dựng các mục tiêu và chỉ số chiến lược Phát triển Kỹ năng

    Trong khuôn khổ Dự án “Áp dụng Chiến lược G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”, Liên bang Nga đã tổ chức hội thảo tiểu vùng về vấn đề “Tuân thủ các mục tiêu chiến lược và chỉ tiêu thực hiện Phát triển Kỹ năng nghề theo khuyến nghị chính sách Phát triển Nguồn nhân lực quốc tế và Kinh nghiệm của các nước G20”. Hội thảo có sự tham gia của 35 tổ chức đến từ Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và sáu tiểu vùng thuộc Liên bang Nga, các chuyên gia từ World Bank và UNESCO-UNEVOC.

Sự kiện

  1. G20TS Viet Nam

    Hội thảo tập huấn về hệ thống quản lý giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề theo ngành

    Hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm quốc gia, khu vực và quốc tế trong việc thiết lập hệ thống quản lý giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề (TVET) từ đó đưa ra lựa chọn cho các bên tham gia nhằm nâng cao chất lượng quản trị hệ thống tại Việt Nam

  2. G20TS Sub-regional

    Hội thảo Tập huấn: Lồng ghép các mục tiêu chiến lược và chỉ số thực hiện về Phát triển Kỹ năng nghề vào khuyến nghị chính sách quốc tế về Phát triển Nguồn nhân lực và kinh nghiệm các nước G20

    Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Dự án 'Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Cộng hòa Liên bang Nga', Mục tiêu Trực tiếp 1: Xây dựng năng lực cho các cơ quan nhà nước và đối tác liên quan trong lĩnh vự phân tích, cải cách và thực hiện các chính sách, hệ thống và chiến lược quốc gia về Phát triển Kỹ năng nghề phù hợp với các ưu tiên đề ra.

    Mục đích của hội thảo nhằm giúp các đại biểu làm quen với các công cụ chính sách quốc tế về Phát triển nguồn Nhân lực và kinh nghiệm của các nước G20, xây dựng năng lực cho các đại biểu trong việc phân tích các mục tiêu chiến lược quốc gia và các chỉ số về Phát triển Kỹ năng nghề, cũng như tính phù hợp với các khuyến nghị quốc tế về Phát triển nguồn nhân lực từ ILO và các tổ chức UN khác.

Tổng quan Dự án

Dự án thể hiện cam kết liên tục của Liên Bang Nga và ILO nhằm hỗ trợ áp dụng Chiến lược Đào tạo G20.

Mục tiêu chính của Dự án là tập trung đào tạo cho các cán bộ ở cấp quốc gia nhằm nâng cao kỹ năng phân tích phản biện và cải thiện các hệ thống phát triển kỹ năng nghề cho các ngành tại các quốc gia hưởng lợi, cũng như phát triển các hệ thống này với sự hỗ trợ của Dự án.

Thiết kế Dự án

Giai đoạn hai của Dự án được xây dựng dựa trên kết quả và bài học rút ra từ giai đoạn một, đồng thời với xem xét các khuyến nghị được đưa ra từ kết quả đánh giá độc lập trong giai đoạn trước, cụ thể khẳng định việc tham gia của tất cả các đối tác chính tại các các quốc gia hưởng lợi trong thiết kế tổng thể của Dự án.

Sự cần thiết về phát triển Kỹ năng năng nghề tại các quốc gia hưởng lợi đã được xác định tại các cuộc họp kỹ thuật tại mỗi quốc gia.

Những mục tiêu, hoạt động và kết quả kỳ vọng của Dự án được xây dựng trong Văn kiện Dự án một cách cân đối đáp ứng lợi ích của các đối tượng khác nhau như Nhà nước, các tổ chức của chủ lao động và người lao động tạo mỗi quốc gia.

Đối với cấu phần tại Liên Bang Nga phối hợp với Đối tác Thực hiện SKOLKOVO, các nội dung của Dự án đều được tham vấn một cách chi tiết.

Mục tiêu Dự án

Mục tiêu cuối cùng của Dự án là cải thiện các hệ thống, chính sách và chiến lược Phát triển Kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho cả phụ nữ và nam giới. Cụ thể, Dự án sẽ giải quyết một số các thách thức chính mà hệ thống Đào tạo nghề hiện đang đối mặt ở cấp độ chính sách và thể chế.

Sau khi hoàn thành, Dự án mong đợi đạt được những kết quả sau:
  • Nâng cao năng lực cho các cán bộ Nhà nước và đối tác liên quan nhằm rà soát, cải cách và thực hiện các chính sách, chiến lược và hệ thống đào tạo cấp quốc gia phù hợp với các ưu tiên đã được xác định.
  • Cải thiện hệ thống đào tạo kỹ năng nghề của các ngành kinh tế thông qua việc phát triển năng lực xây dựng và áp dụng các chuẩn kỹ năng nghề, trình độ, và chương trình đào tạo dựa trên năng lực cũng như các công cụ đánh giá.
  • Cải tiến và áp dụng sản phẩm phần mềm đào tạo do Học viện Quản lý Skolkovo (SKOLKOVO) xây dựng để hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tại năm vùng tại Liên Bang Nga và các quốc gia hưởng lợi với các ngành được chọn.

Phạm vi mục tiêu của Dự án

  • Các chính sách, chiến lược và chỉ số thực hiện liên quan đến phát triển kỹ năng nghề đáp ứng các yêu cầu của chính sách phát triển nguồn Nhân lực toàn cầu, cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030 của UN;
  • Nhu cầu nguồn lao động có kỹ năng được phân tích để phục vụ cho việc lập kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề;
  • Các hệ thống Quản lý Đào tạo nghề cấp Quốc gia và cấp ngành được giới thiệu và cải thiện;
  • Các Hệ thống Hướng nghiệp Quốc gia được thiết kế và thực hiện hiệu quả;
  • Các chuẩn kỹ năng nghề, trình độ và chương trình đào tạo dựa trên năng lực cũng như công cụ đánh giá kỹ năng được xây dựng;
  • Mối quan hệ hợp tác công – tư trong lĩnh vực đào tạo nghề được thiết lập (tại Việt Nam);
  • Phương pháp tiếp cận Dự báo Công nghệ Kỹ năng nghề (STF) được xây dựng và áp dụng (với cấu phần SKOLKOVO);
  • Chương trình đào tạo các cán bộ quản lý trường nghề được xây dựng và áp dụng (với cầu phần SKOLKOVO).