Trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng tại châu Á (Việt Nam)

Mục tiêu dự án là thúc đẩy các chuỗi cung ứng có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh có trách nhiệm về mặt môi trường, việc làm bền vững và tôn trọng quyền con người.

Đối tác

  • Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (VCCI HCM)
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ( LĐTBXH) và các Sở LĐTBXH
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) và Liên đoàn Lao động các tỉnh
  • Các Phòng thương mại song phương bao gồm EUROCHARM, các hiệp hội doanh nghiệp (trong nước và quốc tế) và các doanh nghiệp FDI/MNEs hoạt động tại Việt Nam.

Đối tượng hưởng lợi

  • Đối tượng hưởng lợi chính là lao động nam và nữ trong ngành chế biến gỗ và chế biến thủy sản
  • Cán bộ các cơ quan quản lý lao động cấp quốc gia và cấp tỉnh: Thanh tra lao động, Sở LĐTBXH (Bộ LĐTBXH)
  • Các đối tác xã hội (VCCI, Tổng LĐLĐVN), Các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến gỗ và hải sản
  • Các nhà hoạch định chính sách
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và doanh nghiệp nhà nước (SOEs) hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ và hải sản

Địa bàn trọng tâm

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh tập trung các cụm doanh nghiệp chế biến gỗ (Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai) và chế biến thủy hải sản (An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Khánh Hòa)

Bối cảnh/ tổng quan dự án

Sản xuất, thương mại và đầu tư quốc tế được tổ chức ngày càng chặt chẽ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ cho Liên minh châu Âu được đặt tại các quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam.

Khuyến khích và đảm bảo thực hành Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) và Đạo đức Kinh doanh có trách nhiệm (RBC) trong cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững và toàn diện, phù hợp với các công cụ quốc tế như Tuyên bố Ba bên của ILO về các Nguyên tắc liên quan đến các Doanh nghiệp Đa quốc gia và Chính sách Xã hội (Tuyên bố MNE), tiếp tục là chương trình quan trọng của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã cam kết tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do.

Việc thực hiện CSR/RBC từ đó cũng đòi hỏi một môi trường thuận lợi về chính trị.

Nhà nước và doanh nghiệp có vai trò rõ ràng trong việc khuyến khích các thực hành lao động có trách nhiệm xã hội.

Dự án này góp phần trang bị cho các bên liên quan như: cán bộ các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đối tác xã hội bao gồm đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, để họ tham gia vào các cuộc đối thoại đa bên về chính sách và cùng thúc đẩy việc làm bền vững thông qua việc xúc tiến các thực hành lao động có trách nhiệm xã hội.

Mục tiêu dự án

Dự án thúc đẩy các chuỗi cung ứng có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh có trách nhiệm về mặt môi trường, việc làm bền vững tôn trọng quyền con người.

Mục tiêu tổng thể của dự án này nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng thông minh, bền vững và toàn diện qua việc hỗ trợ cách tiếp cận và thực hành CSR/RBC được áp dụng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu ở châu Á phù hợp với các công cụ quốc tế như Tuyên bố MNE của ILO. Dự án cũng hướng tới việc tạo ra môi trường chính sách có lợi cho việc thúc đẩy hành vi có trách nhiệm và tăng cơ hội đối thoại về những thách thức và cơ hội. Sau cùng, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực thực hiện CSR/RBC dài hạn cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực lâu dài thực hiện CSR/RBC của cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước vào nền kinh tế quốc tế.

Kết quả dự án / Các hoạt động chính

Nghiên cứu:
Hai nghiên cứu về những vấn đề việc làm và lao động trong ngành chế biến gỗ và hải sản được tiến hành. Những thách thức và các phương thức tiếp theo, bao gồm cả việc hợp tác với các MNEs được thảo luận trong các cuộc đối thoại dựa trên bằng chứng thực tiễn, hướng tới xác định các lãnh vực cùng hành động nhằm giải quyết các thách thức đối với việc làm bền vững trong chuỗi cung ứng.

Triển khai tiếp cận:
Một loạt các cuộc họp bàn tròn, hội thảo kỹ thuật và Hội nghị cấp cao EU-ILO-OECD được tổ chức nhằm thúc đẩy việc tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các nguyên tắc CSR/RBC được quốc tế thỏa thuận và thúc đẩy quan hệ đối tác đa bên.

Vận động chính sách:
Một loạt các cuộc hội thảo được tổ chức cho các doanh nghiệp nhà nước, các nhà hoạch định chính sách và các nhà làm luật về khía cạnh lao động của CSR/RBC; hỗ trợ cho hoạt động của Liên minh Doanh nghiệp về CSR và Diễn đàn quốc gia Ba bên mở rộng về CSR; xây dựng các tài liệu vận động chính sách liên quan tới khía cạnh lao động của CSR/RBC và phiên bản tiếng Việt của Văn phòng Hỗ trợ doanh nghiệp về Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO. Các khóa đào tạo sẽ được tổ chức để tăng cường năng lực thể chế và hoạt động.

Tập huấn:
Các khóa tập huấn về CSR/RBC được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức của nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động cũng như doanh nghiệp (MNEs và SMEs) trong việc áp dụng các nguyên tắc của Tuyên bố MNE. “Đào tạo giảng viên nguồn” được tổ chức để đảm bảo tính bền vững của dự án. Các bộ công cụ của ILO được dịch sang tiếng Việt và được triển khai thông qua các khóa đào tạo.

Thông tin liên lạc

Ông Trần Minh Trí
Điều phối viên quốc gia
Email: tri@ilo.org
ĐT: 0903704564