An sinh xã hội

Nhiều người lao động dễ bị tổn thương vẫn không được tiếp cận với an sinh xã hội.

Xem thêm ảnh về bảo trợ xã hội tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr
Việc mở rộng phạm vi hoạt động của hệ thông bảo trợ xã hội hiện nay là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn 2010-201. Trong khi Việt Nam theo đuổi định hướng hội nhập thị trường và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ theo đà của quá trình đổi mới, đồng thời đất nước cũng phải đối mặt với các rủi ro về kinh tế, xã hội và môi trường thường xuyên hơn. Tăng trưởng và hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội mới để tích lũy của cải, vật chất và tạo việc làm nhưng cũng sẽ có những người không được hưởng các lợi ích đó.

Một trong những thách thức lớn nhất đặt ra trong những năm tới sẽ phải tìm cách để tận dụng lợi thế đó nhưng vẫn bảo vệ nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương trước các nguy cơ ảnh hưởng tới đời sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của họ. Thêm vào đó, củng cố các biện pháp bảo trợ xã hội sẽ là một nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Những gia đình thuần nông tại các vùng nông thôn là một trong những nhóm nghèo và thiệt thòi nhất tại Việt Nam. Những nhóm nghèo mới cũng có thể xuất hiện do tác động kinh tế, tài nguyên đất và thiên nhiên bị hạn chế, và mất việc làm trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tác động từ thị trường toàn cầu lên ngành công nghiệp xuất khẩu.

Cải thiện bảo trợ xã hội ở Việt Nam nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội - bao gồm nhóm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, thanh niên và người lao động dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ thay đổi thị trường và hội nhập kinh tế - và tăng cường chính sách, năng lực thực hiện và vận hàng đầy đủ hệ thống bảo hiểm thất nghiệp sẽ là ưu tiên của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Để đáp ứng mục tiêu này, ILO, thông qua các chương trình, dự án của mình cũng như các nghiên cứu liên quan đến bảo trợ xã hội, hỗ trợ Việt Nam xem xét và cải thiện hệ thống bảo hiểm xã hội đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao năng lực của các đối tác xã hội trong áp dụng các chính sách tích cực cho thị trường lao động, xây dựng các gói tiết kiệm và tài chính vi mô mới, và góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bảo trợ xã hội.