Hỗ trợ mở rộng bao phủ Bảo vệ sức khỏe xã hội khu vực Đông Nam Á

Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ thêm nhiều phụ nữ và nam giới tại Lào, Myanmar và Việt Nam được tiếp cận bảo vệ sức khỏe xã hội thỏa đáng, trong khuôn khổ chung của các chiến lược quốc gia tiến tới Chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) và chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, bao gồm Chương trình điểm về Sàn An sinh xã hội của ILO.

Bối cảnh

Bảo vệ sức khỏe xã hội – nghĩa là cung cấp dịch vụ y tế với bảo hiểm y tế chi phí phải chăng hoặc do chính phủ tài trợ - nhằm mục đích cung cấp các gói quyền lợị thỏa đáng để bảo vệ khỏi các rủi ro về sức khỏe và gánh nặng và thảm họa tài chính có liên quan. Điều này rất quan trọng trong giảm nghèo và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Tầm quan trọng và tiềm năng của an sinh xã hội và bảo vệ sức khỏe xã hội trong công tác giảm nghèo và bất bình đẳng và góp phần phát triển kinh tế toàn diện và bền vững hơn được ghi nhận trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030.

Ở các nước thu nhập thấp, ước tính 90% người dân không được bảo vệ tài chính trước các chi phí y tế thảm họa. Trên toàn cầu, khoảng 39 phần trăm dân số không được bảo vệ như vậy. Kết quả là, khoảng 40 phần trăm chi phí y tế trên toàn cầu do bởi người bệnh và gia đình họ gánh chịu trực tiếp. Châu Á là một trong hai khu vực trên thế giới, chiếm 97 phần trăm dân số thế giới bị nghèo hóa do chi tiêu y tế từ tiền túi, trong đó châu Á có tỷ lệ nghèo hóa cao nhất (1,9%), ở ngưỡng nghèo 1,90 đô la Mỹ/ một ngày.

Tuy nhiên, Hòa bình, tăng trưởng kinh tế bền vững và cam kết chính trị đã dẫn đến tiến bộ lớn về bảo vệ sức khỏe xã hội ở các quốc gia trong khu vực, về phạm vi bao phủ, và cả về kiện toàn hệ thống, cải cách pháp lý và bền vững tài chính.

Trên con đường đến Chăm sóc sức khỏe toàn dân, các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với những thách thức tương tự và đang tiến hành các nỗ lực và cải cách tương tự nhau để tăng cường hệ thống bảo vệ sức khỏe xã hội.

Mục tiêu dự án

Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ thêm nhiều phụ nữ và nam giới tại Lào, Myanmar và Việt Nam được tiếp cận bảo vệ sức khỏe xã hội thỏa đáng, trong khuôn khổ chung của các chiến lược quốc gia tiến tới Chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) và chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, bao gồm Chương trình điểm về Sàn An sinh xã hội của ILO.

Cơ chế hợp tác kỹ thuật khu vực về Bảo vệ Sức khỏe Xã hội (RTF)

Việc thành lập Cơ chế hợp tác Kỹ thuật Khu vực (RTF) về Bảo vệ Sức khỏe Xã hội thuộc hợp phần Khu vực của Dự án, sẽ là cơ sở đầu tiên thuộc lĩnh vực này hoạt động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nó nhằm mục đích hỗ trợ mở rộng bao phủ bảo vệ y tế xã hội ở cấp quốc gia và khu vực bằng cách tăng cường năng lực của các quốc gia mục tiêu để phát triển và thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch mạnh mẽ, bền vững và toàn diện về Bảo vệ sức khỏe xã hội, góp phần đạt được CSSKTD.

Là một trung tâm hàng đầu của khu vực, nó sẽ cung cấp và thúc đẩy các thông lệ tốt, các cơ hội lãnh đạo và nghiên cứu chung và sẽ cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong khu vực. Trong nỗ lực tăng cường năng lực và kiến thức khu vực về an sinh xã hội, cơ sở này sẽ thúc đẩy các sáng kiến hợp tác Nam-Nam để bổ trợ cho các nỗ lực quốc gia đang diễn ra và các chính sách quốc gia hiện có.

Đối tác thực hiện

  • Việt Nam: Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam
  • Lào: Bộ Y tế, Cơ quan Bảo hiểm y tế quốc gia; Liên đoàn Lao động Lào, phòng Thương mại Công nghiệp Lào; Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; Quỹ An sinh Xã hội quốc gia
  • Myanmar: Ủy ban An sinh xã hội; Bộ Lao động, Di cư và Dân số; Bộ Y tế và Thể thao; các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động.
  • Thailand: Bộ Y tế công cộng, Vụ Kinh tế y tế và An ninh y tế (HEHS); Viện nghiên cứu Phát triển lực lượng cán bộ y tế Praboromarajchanok (PIHWD), Văn phòng Nghiên cứu hệ thống BHYT (HISRO), Đại học Mahidol