Hành động ba bên nhằm bảo vệ người di cư tránh khỏi nạn bóc lột lao động (Dự án TAM GIÁC I)

Mục tiêu của Dự án “Hành động ba bên nhằm bảo vệ người di cư thuộc khu vực tiểu vùng sông Mêkông tránh khỏi nạn bóc lột lao động” (Dự án TAM GIÁC I) là giảm thiểu đáng kể nạn bóc lột lao động di cư thông qua tăng cường luật pháp và di cư an toàn cũng như bảo vệ lao động.

Đối tác  

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đối tượng hưởng lợi 

Nam nữ di cư và có ý định di cư.

Địa bàn trọng điểm 

Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Phú Thọ và Hà Tĩnh.

Mục tiêu dự án 

Mục tiêu của Dự án “Hành động ba bên nhằm bảo vệ người di cư thuộc khu vực tiểu vùng sông Mêkông tránh khỏi nạn bóc lột lao động” (Dự án TAM GIÁC I) là giảm thiểu đáng kể nạn bóc lột lao động di cư thông qua tăng cường luật pháp và di cư an toàn cũng như bảo vệ lao động.

Các hoạt động ưu tiên

  • Tăng cường sự tham gia của các đối tác ba bên, các nhóm phụ nữ và các tổ chức chính trị-xã hội vào công tác xây dựng và thực hiện chính sách lao động di cư nhằm đảm bảo tính nhất quán, dựa trên bằng chứng, dựa trên quyền, nhạy cảm về giới của các văn bản chính sách này;
  • Hỗ trợ áp dụng Bộ quy tắc ứng xử cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong quá trình tự đánh giá của các doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn các quy định của luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế;
  • Hỗ trợ xây dựng cơ chế khiếu nại các đơn vị môi giới và tuyển dụng lao động kể cả trong trường hợp đó là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động hoặc không được cấp phép hoạt động;
  • Tăng cường quan hệ song phương giữa các tổ chức ở Việt Nam và ở các nước tiếp nhận lao động;
  • Hỗ trợ phát triển các trung tâm tư vấn và dịch vụ hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài để lao động di cư và những người có ý định di cư được tiếp cận với các thông tin tin cậy và chính xác cũng như những hỗ trợ cần thiết;
  • Tổ chức các cuộc hội thảo hướng nghiệp nhằm giúp nam nữ thanh niên có được các quyết định liên quan đến di cư và di cư an toàn trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin;
  • Hỗ trợ tiến hành các khóa đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài cho từng thị trường, từng ngành nghề và đáp ứng được nhu cầu của người lao động; và
  • Sử dụng các kênh truyền thông đa phương tiện để chuyển tải các thông điệp chính về di cư an toàn và nhận thức về quyền tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Kết quả của dự án

  • Các chính sách và thực tiễn liên quan đến tuyển dụng cũng như bảo vệ lao động di cư được tăng cường, đảm bảo lợi ích của lao động di cư cũng như các đối tác ba bên;
  • Năng lực của các đối tác ba bên được tăng cường nhằm cải thiện việc thực hiện các chính sách quốc gia, các thỏa thuận song phương và cam kết khu vực liên quan đến việc tuyển dụng và bảo vệ nam, nữ lao động di cư; và
  • Quyền của nam, nữ lao động di cư cũng như những người có ý định đi làm việc ở nước ngoài được bảo vệ thông qua việc tăng cường tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.

Một số khía cạnh quan trọng của dự án TAM GIÁC I - Việt Nam

Tóm tắt chinh sách    
Sự kiện chính
   


Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Ông Max Tunon
Cán bộ chương trình cao cấp/ Điều phối viên dự án khu vực
Email: tunon@ilo.org

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy
Điều phối viên quốc gia dự án
Email: thuy@ilo.org