Chuỗi hội thảo trực tuyến chia sẻ chiến lược phòng chống COVID-19 và kế hoạch kinh doanh liên tục để hỗ trợ doanh nghiệp
Loạt sự kiện diễn ra trong bối cảnh đại dịch tấn công nhiều khu công nghiệp, cụm sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người lao động tại Việt Nam.

Sự kiện đầu tiên do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - Chi nhánh TP HCM (VCCI-HCM) đồng tổ chức diễn ra vào ngày 6/7/2021 khi đại dịch tấn công nhiều khu công nghiệp, cụm sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người lao động.
Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh lao động, Bộ Lao động -- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), ông Trần Anh Thành - đại diện Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, ông Võ Tấn Thành - Phó Chủ tịch VCCI kiêm Giám đốc VCCI-HCM, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc chương trình BWV, cùng các đại diện nhà máy khác như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Avery Dennison Việt Nam và Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam
Trong quá trình tổ chức, hội thảo đã thu hút sự tham gia và khuyến khích các đại biểu tham gia chia sẻ các bài học kinh nghiệm, và ví dụ thực tế về những chiến lược, cách phòng chống COVID-19 hiệu quả đang thực hiện tại nhà máy để có thể được điều chỉnh và áp dụng lại ở các nhà máy khác. Qua đó, các doanh nghiệp cùng hỗ trợ nhau giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với hoạt động sản xuất và người lao động.
Với khoảng 400 người tham dự từ cả các nhà máy tham gia BWV và nhà máy ngoài chương trình BWV, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ và phân tích các thực hành tốt, và thảo luận về các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, cũng như các chính sách mà họ đã thực hiện để đối phó với COVID-19.
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát và đánh giá COVID-19, chúng ta cần có sự chia sẻ thông tin nhanh chóng, hiệu quả, và quá trình liên tục học hỏi giữa doanh nghiệp."
Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc chương trình BWV

Qua đó, ông khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào phòng ngừa, kiểm soát và đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và xây dựng các kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng của dịch. Các Quyết định này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp khi đối phó với các trường hợp nhiễm COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc khu công nghiệp. Ngoài ra, các Quyết định này được xây dựng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, đảm bảo sản xuất an toàn. Qua đó, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kép là kiềm chế sự lây lan của đại dịch và phục hồi nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực của COVID-19 đối với sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại Việt Nam.
“COVID-19 đã gây tác động rất lớn, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh và vượt qua giai đoạn này nếu chúng ta đoàn kết. Tôi hy vọng rằng các doanh nghiệp và người lao động sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định do Bộ Y tế ban hành, tăng cường kết nối và sáng tạo để chiến thắng đại dịch.”, ông Nguyễn Anh Thơ chia sẻ.
Cũng trong tháng Tám, tháng Chín năm 2021, chương trình BWV đã phối hợp với Thanh tra Lao động, Bộ LĐTBXH và VCCI tổ chức chuỗi các hội thảo trực tuyến với nhiều chủ đề khác như “Quy định mới về bảo hiểm xã hội và chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp”, “Kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 ”. Các hội thảo này đã thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu doanh nghiệp.
Better Work là chương trình chung của ILO và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) hướng tới cải thiện điều kiện làm việc trong ngành may mặc và da giày và thúc đẩy nặng lực cạnh tranh của ngành này.